Mẹ nào cũng sẽ có lần đầu tiên được bồng bế và cho con bú. Thế nhưng cách cho bé bú như thế nào? Đặc biệt là trong 24h đầu tiên chào đời? Đây là khoảng thời gian rất thiêng liêng giữa hai mẹ con. Nếu các mẹ biết cách cho con bú đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho con.
Vì vậy trước khi làm mẹ hoặc bạn đang sắp đón bé đầu lòng hãy tìm hiểu và trau dồi cho mình kiến thức thật vững. Còn giờ hãy cùng Shinkids theo dõi hết bài viết dưới đây để học cách cho bé bú trong 24h mới chào đời đúng chuẩn nhé!
Thời gian cho trẻ sơ sinh bú mẹ
Khi mới chào đời dạ dày của bé còn rất nhỏ. Kích thước dạ dày của bé lúc này chỉ bằng khoảng một viên bi nên các con sẽ không thể bú được nhiều trong 24h đầu mới chào đời. Vì vậy các mẹ đừng quá lo lắng nếu con không ăn được nhiều sữa nhé!
Khi con mới chào đời các mẹ thường sẽ chưa có nhiều sữa về. Vì vậy các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ làm thế nào để cho con bú đúng cách và tạo tư thế thoải mái nhất cho 2 mẹ con. Không phải bà mẹ nào lần đầu cũng cho con bú thành thạo nên các mẹ đừng vội nản nhé!
Cách giúp bé tập làm quen bú sữa mẹ
Cách đơn giản nhất cho các mẹ lúc này là đợi khi con đói, há miệng to thì sẽ đưa vú đến miệng bé. Khả năng bẩm sinh của các con ngay khi chào đời đã là tìm và ngậm vú mẹ. Vì thế các mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề này.
Trong 24h đầu mới chào đời các con sẽ có nhu cầu ăn không theo một khung giờ nào nhất định. Có những bé sẽ ăn liên tục nhưng cũng có những bé sẽ ngủ liên tục. Lưu ý khi cho các bé ăn các mẹ cần áp sát cơ thể mẹ với con, da liền kề sẽ khiến cho 2 mẹ con gần gũi hơn.
Sau khi bú các con thường có biểu hiện buồn ngủ và tự rời miệng khỏi vú mẹ. Bởi khi đã bú mẹ các con rất thoải mái. Nếu thấy 1 – 2 ngày đầu bé bị sụt cân các mẹ đừng quá lo lắng bởi sau sinh các con có thể giảm 10% trọng lượng và sau khoảng 5 ngày tuổi các con sẽ nhanh chóng tăng cân trở lại.
Trong những ngày đầu tiên các mẹ hãy dỗ dành con và để ý đến những cảm xúc của bé. Đừng cố gắng ép con bú nếu con không muốn. Hãy chú ý đến những tín hiệu đầu đời của con để học cách tiếp xúc và giao tiếp với bé. Nhờ đó các mẹ sẽ biết khi nào con đói để cho ăn.
Dấu hiệu khi trẻ sơ sinh muốn bú sữa mẹ
Dưới đây Shinkids sẽ gợi ý cho các mẹ một vài biểu hiện của con khi muốn bú sữa. Từ các mẹ sẽ hiểu con hơn và có cách cho bé bú đúng cách nhất:
- Mút lưỡi, môi, tay hoặc ngón tay khi ngủ.
- Cử động bàn tay và cánh tay về hướng miệng.
- Cử động mắt nhanh/không ngừng dưới mí mắt.
- “Rúc đầu” vào ngực mẹ hoặc tìm kiếm ti mẹ.
- Phát ra âm nhanh nhỏ
- Ngọ nguậy đầu
- Há miệng
- Thè lưỡi
- Chụm môi như đang bú
- Rúc vào ti mẹ
- Thể hiện phản xạ tìm kiếm (miệng bé quay về phía có vật chạm vào má).
Ngoài ra khi bé khóc hoặc ọ ẹ là những dấu hiệu cuối cùng khi bé đói. Tới thời điểm này, bé có thể khá cáu kỉnh khiến cho việc bé ngậm ti mẹ trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, khóc là một biểu hiện muộn của đói. Không nên chờ tới lúc này mới cho bé bú vì đói quá có thể khiến bé trở nên bực bội, khó dỗ.
Bên cạnh đó các mẹ cũng cần để ý rằng rất nhiều khi bé khóc không phải vì đói. Đôi khi bé chỉ cần được ôm ấp hoặc thay tã là đủ. Hoặc cũng có khi bé khóc vì nóng quá, lạnh quá, vì phấn chấn quá hoặc buồn tẻ quá.
Các phản xạ khi bú mẹ của bé sơ sinh
Để không quá hoang mang và lo lắng khi cho các con bú, các me nên tìm hiểu các phản xạ khi bú của trẻ:
1. Phản xạ vùng miệng
Dấu hiệu và phản xạ dễ thấy nhất của các bé đó là khi mẹ chạm nhẹ vào mũi, má hoặc môi của các con. Lúc này con sẽ phản ứng lại một cách rất tự nhiên bằng việc há miệng ra, thè lưỡi và xuống thấp để ra hiệu hoặc để cho các mẹ biết con đã sẵn sàng để bú sữa.
2. Phản xạ khi mút sữa
Bé sẽ có phản xạ mút sữa khi các mẹ chạm vào vòm miệng của trẻ. Đây là lý do bé cần ngậm đầu ngực mẹ cho đầy miệng. Như vậy đầu ngực mẹ có thể vào sâu hơn trong miệng của các con. Từ đó kích thích các con hút sữa nhiều hơn.
3. Phản xạ nuốt của bé
Hãy để ý đến phản xạ nuốt của bé để tránh các trường hợp con bị sặc sữa hoặc không bú được. Vì vậy các mẹ cần lắng nghe và quan sát bé nuốt ra sao khi bú. Khi miệng bé đã đầy sữa hoặc sữa non thì các con sẽ có phản xạ nuốt. Việc để ý đến cách con bú sẽ biết được con có đang bú tốt hay không?
Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để biết làm thế nào để nhận thấy bé đang bú tốt nhé!
Làm thế nào để biết bé đang bú tốt?
Không chỉ trong 24h đầu khi mới chào đời, một vài ngày sau bé có thể sẽ phải thay tã từ 2-3 lần. Số lần thay tã sẽ tăng lên ít nhất 6 lần mỗi ngày khi bé được 5 ngày tuổi. Do những ngày đầu tiên con được bú sữa non của mẹ nên khả năng nhuận tràng của bé rất tốt.
Các mẹ có thể quan sát phân của bé trong những ngày đầu để thấy phân của con sẽ dần đổi màu theo thứ tự: dải phân đen, nâu đen, nâu xanh và vàng mù tạt vào ngày thứ 5. Như vậy chửng tỏ bé đang bú khá tốt và đã làm quen được với việc bú sữa mẹ.
Mặc dù cho con bú và con bú sữa đều là những điều hết sức tự nhiên và bản năng. Nhưng khi mẹ trang bị đầy đủ kiến thức và biết cách cho bé bú tốt thì các con cũng làm quen với mẹ nhanh hơn.
Bé nên bú với tần suất là bao nhiêu trong 24h đầu sau sinh?
Bé thường sẽ thức giấc vài giờ sau sinh và rất muốn bú mẹ lần đầu tiên trong đời. Bé có thể cần được đánh thức nếu mẹ có dùng thuốc giảm đau khi sinh như pethidine. Đây là chất truyền qua nhau thai và có thể khiến bé buồn ngủ.
Lượng sữa non trung bình trong lần đầu mẹ cho bé bú là khoảng 5ml hoặc tương đương một muỗng cà phê. Với các bé khỏe mạnh, bình thường có thể chưa có nhu cầu bú sữa trong 24 – 48 giờ đầu. Các bé sử dụng năng lượng dự trữ đến khi lượng sữa mẹ tăng lên từ ngày thứ 2.
Tuy nhiên mẹ vẫn nên cho bé ngậm ti dù bé có thức hay có những dấu hiệu muốn được bú hay không. Có một số bé sẽ chỉ bú một vài lần trong 24 giờ đầu. Một số khác lại bú mẹ đến 8 lần. Điều quan trọng là mẹ không nên tách bé xa mẹ trong thời điểm này để mẹ hiểu hơn về bé và nhận biết những dấu hiệu bé muốn bú sữa.
Làm thế nào để biết bé đã bú đủ?
Một trong những yếu tố giúp bạn cho bé bú đúng cách đó là phải biết khi nào con đã bú đủ. Ở blog Mẹ & Bé chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn một số biểu hiện khi bé đã bú đủ nhé!
Sau khi bé đã bú đủ trong 24h đầu mới chào đời, bé sẽ đi đại tiện phân su. Cụ thể là trong 8h đầu tiên sau khi sinh nếu các con được bú đủ sẽ đi phân đặc dính, đen như nhựa đường.
Ngoài ra khi bé đã lớn hơn một vài ngày các bé thường có những biểu hiện chung như sau:
- Bé nhanh nhẹn, tỉnh táo, khóc to, môi hồng hào và ẩm ướt.
- Bé thỏa mãn và thư giãn sau cữ bú.
- Bầu vú mẹ mềm hơn sau mỗi lần cho con bú.
- Bé đi tiểu tiểu đủ, nước tiểu trong hoặc vàng nhạt, không có màu vàng đậm hay da cam, không có mùi khó chịu (xem bảng dưới).
- Bé đại tiện đủ (xem bảng dưới).
Cách cho bé bú như thế nào?
Yếu tố đầu tiên giúp mẹ cho bé bú đúng cách đó là có xác định đúng điểm bú của con trong các tư thế. Hãy chọn một điểm tựa mà cả mẹ và bé đều cảm thấy dễ chịu và thoải mái nhất. Ngoài ra các mẹ còn cần quan tâm đến bầu không bí khi cho con bú.
Tùy thuộc vào từng bé và tư thế của mỗi người, mỗi người mẹ sẽ tự tìm ra cho hai mẹ con một tư thế và điểm tựa phù hợp nhất. Nhiều mẹ thích bế con trên ngực. Thế nhưng nhiều mẹ lại muốn cho con nằm bú. Vì thế mẹ hãy dành thời gian thư giãn, tìm ra tư thế phù hợp nhất và tận hưởng sự gần gũi vs con.
Thông thường lần đầu cho con bú các mẹ sẽ mất khoảng 40ph vì còn khá loay hoay. Trong 24h đầu khi bé vừa ra đời thì các mẹ sẽ tiết ra sữa non rất giàu dinh dưỡng. Sau một vài ngày sữa mẹ sẽ về nhiều hơn. Nếu mẹ cảm thấy con bú không được lâu thì cũng đừng có lo lắng.
Một số em bé có thể chỉ bú trong vài phút. Trong khi các e bé khác lại bú lâu hơn. Miễn là mẹ cho con bú đúng tư thế, trẻ sẽ nhận được đủ lượng sữa mà con cần.
Hướng dẫn chung về quá trình cho bé bú đúng cách
Dù là cho bé bú ở tư thế ngồi hay nằm thì các mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ hướng vào mặt mẹ. Các mẹ hãy nâng cầm con thật nhẹ nhàng cho chạm vào ngực. Lưu ý tránh để mũi trẻ bị chắn và đầu phải hơi nghiêng. Mẹ có thể khuyến khích trẻ há miệng bằng cách trầ nhẹ môi trên và mũi của bé vào núm vú.
Mẹ hãy hướng núm vú về phía vòm miệng khi trẻ mở rộng miệng. Bé sẽ ngậm núm và phần đa diện tích nhũ hoa. Mẹ thấy phần nhũ hoa lộ ra ngoài ở phía trên miệng nhiều hơn phía dưới. Hoặc các mẹ có thể lấy 2 ngón tay kẹp ở đầu ti để kiểm soát dòng sữa giúp bé không bị sặc khi bú.
Nếu mẹ thấy đau có thể bế con gần hơn một chút hoăc cho bé ngậm vú lại. Như vậy mẹ sẽ cảm nhận được dòng sữa nhịp nhàng hơn. Khi đó các con sẽ bú rất nhanh cho đến khi gần no thì chậm dần. Rất nhiều trẻ ngủ quên trước khi bú no, mẹ có thể làm những động tác nhỏ để nhắc nhở bé bú tiếp.
Ngoài ra để trẻ ngưng bú, các mẹ có thể gãi nhẹ vào cằm và khóe miệng. Như vậy bé sẽ phản ứng lại và mẹ biết được con có còn đói không nhé!
Nên cho bé bú bình như thế nào là đúng cách?
Cho trẻ bú bình mẹ sẽ dễ dàng kiểm soát lượng sữa mà trẻ tiếp nhận. Khi cho bé bú bình mẹ tránh giao tiếp bằng mắt với còn. mẹ cần đảm bảo rằng, khi cho bé bú cả hai mẹ con đang ở tư thế thoải mái nhất. Một tư thế phổ biến là mẹ đặt con vào lòng, một tay ôm con, một tay nâng bình sữa cho bé bú.
Khi đút sữa bình cho trẻ sơ sinh, cố gắng giữ bình sữa nằm ngang để bé không bị mút nhiều dẫn đến sặc sữa. Đưa núm vú vào vòm miệng của bé để kích thích phản xạ mút.
Mẹ hãy để ý các dấu hiệu cho thấy e bé đã ăn đủ chẳng hạn như bú chậm lại hoặc những lần nghỉ ngơi sẽ giúp bé cảm nhận được mình đã bú đầy hay chưa. Cho dù là bú mẹ hay bú bình thì bé cũng chỉ cần một lượng sữa nhất định trong mỗi lần bú.
Lời kết
Trên đây là một số những thông tin mà Shinkids muốn các mẹ tìm hiểu để biết cách cho bé bú. Để có cách cho con bú phù hợp và thoải mái nhất, các mẹ không chỉ cần quan tâm đến tư thế mà còn là tần suất, lượng sữa hay không khí cho con bú hằng ngày.
Nếu các mẹ thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ nó với những bà mẹ khác. Nếu mẹ nào chưa biết những kiến thức này khi chăm bé đầu tiên; thì có thể rút kinh nghiệm cho bé thứ 2 và các bé sau. Đừng quên truy cập website Shinkids thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất nhé!